để tặng cho tác giả tài liệu này
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)
-
- Lời tác giả
- Chương I: Tàn lực của phong kiến Việt Nam
- Chương II: Binh sĩ Thái Nguyên (Bắc Việt) khởi nghĩa
- Chương III: Hoạt động cách mạng của thanh niên Việt Nam sau hậu văn thân
- Chương IV: Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và Tân Việt Cách mạng Đảng
- Chương V: Việt Nam Quốc dân đảng
- Chương VI: Đông Dương Cộng sản đảng
- Chương VII: Những biến cố ở hải ngoại
- Chương VIII: Các Đảng phái quốc gia tại miền Nam
- Chương IX: Những thi ca cách mạng bị Pháp cấm đầu thế kỷ 20
- Chương X: Những học thuyết chánh trị đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam
- Mục lục và Đính chính
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Nhà cung cấp: Cơ sở xuất bản Đại Nam
Đối tượng phù hợp
- Học sinh, sinh viên theo chuyên ngành lịch sử
- Giáo viên, giảng viên chuyên ngành lịch sử
- Cá nhân đam mê lịch sử Việt Nam
Lý do nên xem
- Hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp.
- Có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
- Củng cố niềm tự hào dân tộc qua những trang sử dân tộc hào hùng.
Tóm tắt nội dung
“Việt sử tân biên” là một bộ sách về lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do nhà sử học Phạm Văn Sơn biên soạn. Bộ sách này không chỉ là một biên niên sử đơn thuần, mà còn là một nỗ lực đáng kính để tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt, từ thời kỳ huyền sử đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyển 7 có tựa đề “Việt sử tân biên: Chế độ Pháp thuộc tại Việt Nam - Việt Nam kháng Pháp sử - Tập hạ - Phần thứ nhất: Các đảng phái cách mạng, chánh trị, và các hội kín Việt Nam khoảng thượng bán thế kỷ XX” trình bày chi tiết về về sự cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam, bao gồm các chính sách, tổ chức, và các biện pháp duy trì quyền lực của thực dân trong suốt thời gian họ chiếm đóng.
Albert Sarraut nguyên Toàn quyền Đông Dương trên bốn chục năm trước đây có phổ biến một tác phẩm nhan đề là “Grandeur et servitude coloniale” (Vinh nhục của chủ nghĩa thuộc địa), trong đó mặc dầu có sự ca tụng chính sách thực dân của nước Pháp nhưng cũng có lời thành thật thú nhận rằng chính sách thuộc địa nào cũng phải dựa vào cường quyền hay bạo lực. Ngoài ra kẻ đi chinh phục bao giờ cũng đặt quyền lợi của mình và của xứ sở mình trên hết.
Phụ họa vào chủ trương đề cao chính sách thuộc địa của Sarraut, một tên bồi bút thực dân lâu ngày tôi không còn nhớ danh tính đã viết cuốn “La rançon du progress” cũng lên tiếng rằng dân tộc Việt Nam từ ngày có cuộc tình duyên với nước Pháp, tuy cuộc tình duyên có sự gượng ép cũng đã thâu lượm được nhiều tiến bộ đáng kể. Như vậy nếu dân tộc Việt Nam có phải chịu thiệt thòi ở vài điểm nào thì cũng có sự bù trừ trở lại.
Trước đây trên 30 năm, con nuôi của Toàn quyền R Robin là Nguyễn Tiến Lãng, một trí thức Việt Nam văn hay chữ tốt được hưởng thụ nhiều ân huệ của các quan thầy người Pháp đã cho ra đời cuốn “Indochine la doucer” để nói điệu một cách trơ trẽn.
Bộ ba này có phỉnh gạt được dư luận Việt Nam chúng ta chăng?
Chúng tôi nghĩ rằng không.
Bằng cớ là ngàn năm trước đây dưới quyền cai trị của Hoa tộc luôn mười thế kỷ, học văn hóa Tàu, theo phong tục Tàu, hợp chủng phần nào với giống Hán, người Việt Nam vẫn không bị mê hoặc do “đức hóa của thiên triều Trung Quốc” vẫn không bán rẻ linh hồn của mình cho quân thống trị. Cha anh chúng ta vẫn phân biệt đâu là bạn, đâu là thù, con đường nào là con đường sống chết và tương lai của xứ sở.
Vì lẽ này lịch sử Việt Nam đã ghi chép được mọi ẩn khúc, mọi tình tiết cũng như mọi ác quả của chế độ xâm lược xưa kia và gần đây. Ngoài ra không lý gì cuộc hôn phối ép uổng nhiều máu và nước mắt giữa ta và thực dân Pháp 80 năm qua lại không được phơi bày trên mọi khía cạnh hôm nay trong sử học nước nhà theo nguyên tắc “ôn cố nhi tri tân”.
Cuốn sách này tuy nhiên không vì thế mà có mục đích nối thù tiếp oán, quất những làn roi thép vào kẻ ngã ngựa là nước Pháp đã phá sản nhiều, đau khổ nhiều qua đệ nhị thế chiến và sau đệ nhị thế chiến. Chủ trương cố hữu của dân tộc chúng ta bao giờ cũng là yêu Hòa bình, trọng Bác ái một khi đối thủ cùng ta buông gươm bỏ súng. Nhưng lịch sử là nhắc nhở, là tiên liệu thì nhớ việc quá vãng là điều cần thiết, tính chuyện ngày mai cũng là chuyện không đừng được. Huống hồ chế độ thực dân, chánh sách đế quốc vẫn còn tồn tại, vẫn ngoan cố ở nơi những tên trùm phát xít, độc tài và tư bản còn đầy rẫy ở ngoài thế giới ngày nay.
Nó vẫn ám ảnh đầu óc của chúng ta và vẫn còn lăm le tái diễn ở nhiều phần đất trên thế giới vào giờ phút này kể cả Việt Nam.
Có đứt tay mới hay thuốc, có đau khổ mới có nhiều kinh nghiệm đấu tranh, có vinh nhục nhiều mới thấm thía về nhân tình thế sự, những bài học về quá khứ bao giờ cũng rất bổ ích và quý báu, nhất là với các bạn hậu tiến chưa từng sống với các hung thần ác quỷ như những thế hệ trước họ.
Chúng tôi thiết tha mong cuốn sách nhỏ mọn này đạt được phần nào mục đích kể trên.
Phạm Văn Sơn
Sài Gòn, ngày 18 tháng 10 năm 1967
Tài liệu liên quan
-
28
Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
247 -
20
Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
228 -
31
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
207
Ý kiến (0)