để tặng cho tác giả tài liệu này
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)
-
Phần thứ nhất: Triều Tự Đức (1847 - 1883)
- Chương I: Những âm mưu lật đổ ngai vàng của Vua Tự Đức
- Chương II: Xã hội Việt Nam dưới đời Tự Đức
- Chương III: Vài nét về thực lực quân đội Việt Nam dưới đời Tự Đức
- Chương IV: Thái độ Vua Tự Đức đối với Thiên Chúa giáo
- Chương V: Pháp gây hấn ở Việt Nam
- Chương VI: Liên quân Pháp - Tây sang đánh Việt Nam
- Chương VII: Rigault de Genouilly đánh Gia Định
- Phụ lục: Tình trạng Tàu - Nhật đối chiếu với thời Tự Đức
-
Phần thứ hai: Pháp đánh chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ
- Chương I: Pháp đánh chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ
- Chương II: Những cuộc nổi dậy ở Trung - Bắc lưỡng kỳ trước và sau Hòa ước 1862
- Chương III: Hòa ước Nhâm Tuất (5 - 6 - 1862)
- Phụ lục: Côn Lôn ngày xưa và tỉnh Côn Sơn ngày nay
- Chương IV: Việc xin chuộc lại ba tỉnh Miền Đông
- Chương V: Cuộc quật khởi của sĩ - dân miền Nam
- Chương VI: Pháp cưỡng chiếm ba tỉnh miền Tây
- Chương VII: Pháp giành xứ Cao Miên sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862
- Chương VIII: Văn thân trí thức miền Nam
- Phụ lục: Chương trình canh tân quốc gia của Nguyễn Trường Tộ
- Chương IX: Những sự thay đổi đầu tiên của Nam Kỳ thuộc Pháp
-
Phần thứ ba: Pháp gây sự ở Bắc Kỳ
- Chương I: Pháp gây sự ở Bắc Kỳ
- Chương II: Henri Riviere ra đánh Bắc Kỳ
- Chương III: Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai
- Chương IV: Việt Nam cầu cứu nước Tàu
- Chương V: Pháp quyết tâm lập cuộc bảo hộ
- Chương VI: Đại chiến Trung - Việt - Pháp ở Bắc Kỳ
- Chương VII: Một cuộc cách mạng triều đình
- Chương VIII: Pháp đánh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang
- Chương IX: Hòa ước Thiên Tân thất bại. Hoa - Pháp tái chiến
- Sách tham khảo và Đính chính
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Nhà cung cấp: Cơ sở xuất bản Đại Nam
Đối tượng phù hợp
- Học sinh, sinh viên theo chuyên ngành lịch sử
- Giáo viên, giảng viên chuyên ngành lịch sử
- Cá nhân đam mê lịch sử Việt Nam
Lý do nên xem
- Hiểu về lịch sử Việt Nam từ thời vua Tự Đức đến cuộc tái chiến Pháp - Trung sau khi hòa ước Thiên Tân thất bại năm 1885.
- Có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
- Củng cố niềm tự hào dân tộc qua những trang sử dân tộc hào hùng.
Tóm tắt nội dung
“Việt sử tân biên” là một bộ sách về lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do nhà sử học Phạm Văn Sơn biên soạn. Bộ sách này không chỉ là một biên niên sử đơn thuần, mà còn là một nỗ lực đáng kính để tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt, từ thời kỳ huyền sử đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyển thứ năm có tựa đề “Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)” trình bày chi tiết về các sự kiện quan trọng từ những ngày đầu người Pháp xâm lược cho đến những phong trào kháng chiến mạnh mẽ của người Việt. Tác phẩm không chỉ tái hiện những trận đánh, những chiến dịch quân sự mà còn làm nổi bật các yếu tố chính trị, xã hội của thời kỳ này.
Việt Nam do hai Hòa ước 1862 và 1884 đã mất dần đất đai vào tay Đế quốc Pháp. Bắt đầu là Nam Kỳ, vùng này đã được con dân Việt Nam đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt không riêng từ Gia Long khi còn là Đại Nguyên súy nhiếp quốc chính. Các tiên chúa trước Cao Hoàng nhà Nguyễn và các đồng bào nông dân trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đã âm thầm trút rất nhiều xương máu, đã hao tốn rất nhiều trí lực mới đặt chân được vào miền Đồng Nai, biến nơi đầy muỗi mòng, rừng rậm, lam chướng này ra giải đất phì nhiêu chan hòa sinh khí.
Nhưng sau những tiếng đại bác đầu tiên dội vào Đà Nẵng của Trung tá hải quân Pháp Rigault de Genouilly, mùa thu năm Đinh Tị (1847, Thiệu Trị thứ 7), phong kiến Việt Nam đã tỏ ra quá yếu hèn. Vì vậy đầu năm 1859, tức là 12 năm sau cũng viên chỉ huy trên đây nay thăng Trung tướng dẫn các chiến thuyền và súng đồng ồ ạt đánh phá cửa Cần Giờ, theo thủy đạo tiến vào Gia Định. Thế mạnh như trúc chẻ ngói tan làm cho đồn lũy của ta hai bên dọc sông rơi rụng như sung chín. Võ Duy Ninh với chức vụ Hộ đốc bại trận thắt cổ mà chết. Trương Văn Uyển, Tổng đốc Long Tường đến tiếp viện cũng chạy dài. Sau này những đại tướng như Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Cáp v.v... cũng không tránh khỏi được cái nhục mất đất, dâng thành. Qua những kinh nghiệm từ Cửa Hàn vào Gia định, quân đội viễn chinh Pháp đã biết rõ khả năng của Việt Nam quá ít ỏi và bao nhiêu danh tướng của Tự Đức đã xuất đầu lộ diện. Liên tiếp năm mười năm sau Pháp bày đủ trò để gây sự và xách nhiễu rồi chiếm luôn Trung - Bắc lưỡng kỳ. Với hơn một trăm lính vừa da đen, da trắng, Francis Garnier và sau là Henri Riviere lấy ngon thành Thăng Long trong khi Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu có thừa mười ngàn quân sĩ. Đánh Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Chuẩn úy Perrin và Thiếu úy Hautefeuille chỉ sử dụng năm, bảy tên lính. Binh thuyền của họ chỉ là vài chiếc pháo hạm nhỏ đi sông hay một số thuyền buồm. Phụ cập vào đám quân viễn chinh lơ thơ ấy là một số lính tập bản xứ tuyển luyện vội vã tại chỗ.
Phong kiến Việt Nam luôn luôn đầu hàng.
Rồi nước Việt thay trò đổi cảnh.
Thời cuộc Việt Nam biến chuyển mau lẹ như trong một giấc mơ.
Như thế là thế nào?
Nền tảng xã hội Việt Nam bồng bềnh thảm hại như mây chiều trước gió? Cái hùng khí phạt Tống, diệt Thát, đuổi Thanh của con dân Hồng Lạc mấy thế kỷ trước đâu?
Trên hai trăm năm nội tranh khi ào ạt khi hòa hoãn, dân tộc Việt Nam hao mòn không ít, vậy mà với một Nguyễn Huệ, tinh thần dân tộc quật khởi làm cho Đế quốc Trung Hoa dưới đời Thanh phải kiêng nể, giật mình.
Một trăm năm sau thời Bắc thuộc, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản đã ung dung xua quân vào Ung Châu, diệt cái mộng xâm lăng của Vương An Thạch - vị Tể tướng đời Tống khi còn trong trứng nước.
Do hai sự kiện này, có nên nói rằng hưng quốc hay táng quốc là ở giai cấp lãnh đạo? Phong kiến Lý, Trần, Lê hôm xưa thế nào; phong kiến Nguyễn thị cận đại ra sao? Lịch sử đã trả lời rõ rệt.
Từ thế kỷ XVI, liệt cường Tây Phương thừa sinh lực về quân sự và kinh tế lần sang Á Châu đua chiếm thị trường, đất đai; giáo sĩ; thương nhân của họ qua lại nước ta khá nhiều hết năm này qua năm nọ.
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hòa Lan (Hà Lan - chú thích của DBI) v.v... lần lần đến làm chủ nhiều dân tộc từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương. Trò Đế quốc xâm lăng, Thực dân giảo quyệt diễn liên tiếp mấy thế kỷ liền quanh ta vẫn chưa mở được mắt đám vua quan da vàng chỉ biết có cầu an hưởng lạc.
Nha phiến chiến tranh bùng nổ năm 1839 trên đất Tàu, rồi Bát quốc liên quân chia xẻ Nam Kinh, Thượng Hải làm nhiều tô giới chưa đủ là hồi chuông cảnh tỉnh phong kiến nhà Nguyễn từ ông cha đến con cháu, từ vua chúa đến giai tầng nho sĩ mà sở học chỉ là mấy pho Tứ kinh, Ngũ thư, Nam - Bắc chư sử.
Dầu sao thì Việt Nam cũng đã mất, sử Việt Nam đã phải ghi ngót một trăm năm Tây thuộc, sau nhiều Hòa ước táng quyền nhục quốc. Nói lắm thêm buồn. Tác giả quyển sách nhỏ này chỉ mong bằng những sử liệu ít ỏi, bằng những ý kiến thô thiển nêu ra vấn đề trách nhiệm của sĩ phu Việt Nam cận đại, nguyên nhân việc hưng quốc vong quốc của ta và thiên hạ.
May thay cuối năm 1945, nhờ truyền thống anh dũng ngàn đời của tổ tiên, toàn dân chúng ta già, trẻ, gái, trai vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng trút ra không biết bao nhiêu đã xóa cái nhục làm tôi ngoại quốc.
Giờ phút này dân tộc chúng ta đã độc lập, đã thâu lại được quốc quyền, đã có tên có tuổi trên vũ đài quốc tế. Nhưng giành được nước chưa là xong, giữ được nước còn là khó. Nếu các nhà lãnh đạo quốc gia không khôn ngoan, sáng suốt, không hết lòng thương giống, xót nòi thì với tình thế thế giới đầy chông gai cạm bẫy ngày nay, chuyện dịch chủ tái nô chẳng phải là việc xa xôi nghìn dặm.
Chúng tôi mạn phép trình bày nỗi thắc mắc này, không ngoài cái tâm trạng kinh cung chi điểu hay sự e ngại của những người mất bảo vật đã tìm thấy bảo vật.
Phạm Văn Sơn
Sài Gòn, ngày 5 tháng 3 năm 1962
Tài liệu liên quan
-
28
Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
247 -
20
Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
228 -
12
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
53
Ý kiến (0)