để tặng cho tác giả tài liệu này
Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Phương
Nhà cung cấp: Nhà sách Khai trí
Đối tượng phù hợp
- Học sinh, sinh viên theo chuyên ngành lịch sử
- Giáo viên, giảng viên chuyên ngành lịch sử
- Cá nhân đam mê lịch sử Việt Nam
Lý do nên xem
- Hiểu về lịch sử Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn.
- Có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
- Củng cố niềm tự hào dân tộc qua những trang sử hào hùng.
Tóm tắt nội dung
“Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn” là tác phẩm nêu bật tài năng quân sự và ngoại giao xuất sắc của Hoàng đế Quang Trung. Thông qua các mối quan hệ phức tạp với Xiêm La và nhà Thanh, tác phẩm cho thấy sự khéo léo của Quang Trung trong việc giữ vững độc lập và củng cố vị thế của Đại Việt. Những văn bản ngoại giao do các sứ thần của Hoàng đế gửi đi cũng là minh chứng cho một chính sách đối ngoại khôn ngoan và sáng suốt, phản ánh tài năng lãnh đạo linh hoạt của ông trong bối cảnh khu vực đầy biến động.
Thời bành trướng của Việt Nam bắt nguồn từ nhà Lê Trung hưng, nghĩa là với sự Nguyễn Kim ủng hộ Lê Ninh lên làm vua. Đó là nguồn, và với nguồn đó đã xảy ra cuộc vào nam của Nguyễn Hoàng, con Nguyễn Kim, để khai thác vùng Thuận, Quảng. Từ trước vùng này đã thuộc về Đại Việt, nhưng trong tư tưởng của triều thần nhà Lê, vùng đó có cũng tốt, không có cũng thôi, không quan trọng gì bao lăm. Nhưng với sự vào nam của Nguyễn Hoàng, Thuận, Quảng trở thành nền tảng, trở thành chỗ “vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng và các Chúa Nguyễn sẽ củng cố căn bản mới này, sẽ bành trướng thêm về phía nam, rồi sẽ bành trướng ra phía bắc. Việc củng cố và bành trướng vào nam của các Chúa Nguyễn được thuật lại trong một tập sách của chúng tôi, đề là “Việt Nam thời bành trướng: Trịnh Nguyễn” (sẽ xuất bản).
Nhưng chúng ta sẽ không gọi được thời Trịnh, Nguyễn là thời bành trướng của Việt Nam, giả sử kết quả của việc bành trướng là tạo ra một quốc gia mới, quốc gia họ Nguyễn, chẳng hạn. Giả sử thế, nước Việt Nam từ Nam Quan đến Cà Mau sẽ không bao giờ có, và sự bành trướng của thời Trịnh Nguyễn sẽ phải mệnh danh là giai đoạn hình thành của quốc gia mới đó.
May sao, việc vào nam của Nguyễn Hoàng mở đầu một giai đoạn bành trướng thực sự của Đại Việt, vì Đại Việt đã lớn thêm nhờ việc bành trướng đó. Nói cách khác, phần lãnh thổ mà người Việt khai phá thêm đã được nối liền lại với đất Đại Việt cũ để làm thành một nước duy nhất nhờ công cuộc thống nhất mà Gia Long đã hoàn thành. Nói rằng Gia Long đã hoàn thành thống nhất, không phải là chủ trương rằng tất cả công việc chắp nối, bằng cách này hay cách khác, đều được thực hiện bởi Gia Long. Việc chắp nối đó đã được duy trì tới các Chúa Nguyễn, vì các Chúa Nguyễn vẫn giữ niên hiệu của vua Lê. Nó được duy trì bởi các anh em Tây sơn, vì Nguyễn Huệ đã ra Bắc Hà mấy lần và như thế xóa dần cương giới giữa Đại Việt với nước của Tây sơn. Nhưng chính Tây Sơn cũng chia làm hai nước, có hai niên hiệu: Thái Đức, Quang Trung. Đến khi Quang Toản thống nhất nước Tây Sơn lại, vào cuối năm 1793, thì ông đã có một địch thủ vô cùng lợi hại ở Gia Định, đó là Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh đã độc lập ở đây kể từ 1787, nghĩa là ông đã giữ làm lãnh thổ của ông một phần đất Việt Nam trên đó Tây Sơn không có quyền hành. Nhưng sau hết, biến cố độc nhất vô nhị của Việt sử đã khai diễn: Nguyễn Ánh đã nối Cà Mau lại với Nam Quan, khi vào hạ tuần tháng sáu năm Nhâm Tuất, trấn thủ của Tây Sơn ở Lạng thành đã mở cửa đón Lê Văn Phong, viên tướng của Gia Long. Trong tập này, chúng tôi diễn lại giai đoạn vừa nói và gọi đó là Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn.
Không chủ nghĩa, không tiền ý, chúng tôi đã cố trình bày Việt sử với tất cả ý nghĩa của nó. Ao ước thiết tha của chúng tôi là nêu lên những biến cố, những nhân vật, đã đóng một vai trong việc xây dựng và bảo tồn đất nước. Chúng tôi cũng đã cố nói ra sự quan trọng của các biến cố, các nhân vật lịch sử đó, cố nhiên là tùy theo sự hiểu biết rất có giới hạn của chúng tôi. Mong rằng tập sách này đóng góp phần nào vào nền sử học nước nhà.
Ngày 31 tháng 01 năm 1967
N. P.
Tài liệu liên quan
-
28
Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
247 -
20
Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
228 -
31
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
207 -
12
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
53
Ý kiến (0)