DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)

Tài liệu miễn phí

Hòa ước Giáp Thân ký ngày 6-6-1884 giữa các ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật đại diện Nam triều và Patenôtre đại diện chánh phủ Paris đã là bản án khai tử đối với nền độc lập của Việt Nam cuối thế kỷ XIX. 

Hy vọng cứu vãn đại cục nước nhà bấy giờ đã thành cái bóng mỗi phút một mờ thêm trên bầu trời chánh trị Việt - Pháp. Trong lúc này binh đội của nhà Thanh đã rút khỏi về bên kia biên giới, quân lực của Tiết chế quân vụ Hoàng Kế Viêm cũng đã chìm lặng dần trên xứ Bắc. 

Nhưng tại kinh thành Thuận Hóa, hai quan Phụ chánh Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vẫn tích cực và bí mật vận động sĩ - dân Việt Nam tiếp tục kháng địch. Có người nói: Hai ông lúc này đã đi lỡ một nước cờ, ném lao phải theo lao..., đó chỉ là một ý kiến. Điều rõ rệt là hai vị đại thần này đã có thái độ chống Pháp từ nhiều năm trước, và thái độ ấy kèm theo các hoạt động những ngày gần đây càng làm cho bọn thực dân thêm nhức đầu điên ruột. Tại Pháp đình, người ta luôn luôn nhắc nhở đến việc triệt hạ hai ông Tường, Thuyết. Rồi được mệnh lệnh sang Việt Nam, Thống tướng Roussel de Courcy coi việc phải làm trước hết là thanh toán cho kỳ được vấn đề hai quân Phụ chánh, nhất là đối phó với ông Thuyết, hoặc bãi hết chức quyền, hoặc mang đày xa, đấy là điều kiện tiên quyết và căn bản để xây dựng nền thống trị của Đế quốc trên hai phần đất còn lửng lơ giữa Việt và Pháp.

Được thấy rõ manh tâm này, ông Tôn Thất Thuyết dù muốn hay không phải ra tay, do đó đại bác của Nam triều đã dội vào Trấn Binh đài và tòa Khâm sứ Pháp đêm 22 tháng 4 năm Ất Dậu (1885). 

Ông Thuyết quên lúc này Nam Kỳ đã thành căn cứ bền vững của người Pháp chăng? Ông quên quân lực của Pháp đã nhiều lần tỏ ra hùng hậu hơn quân lực của ta và Thanh chăng? Không! Chúng tôi không nghĩ rằng các lĩnh tụ kháng chiến của ta thuở ấy đã làm một cuộc phiêu lưu dại dột. Trái lại, chúng ta nên nhận rằng việc chống Pháp thuở ấy còn là một truyền thống, một vấn đề liêm sỉ và một kinh nghiệm lịch sử. Từ ngàn xưa, ông cha chúng ta đã chẳng từng chống ngoại xâm trong những trường hợp rất ngặt nghèo, kết quả thế nào, thiết tưởng mọi người đã thấy... 

Sáng 23-4 thành Huế thất thủ, Vua Hàm Nghi xuất bôn ra vùng Quảng Trị, Quảng Bình. Ít ngày sau nhà vua tung lời hiệu triệu cần vương đi khắp nước. Anh hùng nghĩa sĩ Việt Nam từ nơi thôn dã đến các tỉnh thành đều vùng dậy. Máu đào xương trắng đổ ra không biết bao nhiêu. Cuộc kháng Pháp về bề mặt, về số lượng có vẻ khả quan nhưng đã thiếu thống  nhất, kém kỹ thuật, nghèo phương tiện không để đẩy lui nổi bọn cướp nước lành nghề có cơ giới, có chiến thuật, chiến lược tân kỳ, có tướng lĩnh được rèn luyện kỹ càng về khoa học chiến tranh.

Rốt cục Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, lòng yêu nước, đức hy sinh có thừa, tài sử dụng du kích chiến và địa hình, địa vật không khiếm khuyết mà cũng chỉ kéo dài chiến cuộc được tới năm 1913, và….. như thế cũng đã nhiều rồi. 

Đại úy Ch. Gosselin, viên sĩ quan thực dân sau khi kiểm điểm nội tình và thực lực của hai phe đối lập Việt - Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX đã thốt ra những lời dưới đây: “Quốc gia Việt Nam quả có một sinh lực rất mạnh mới chịu đựng được một cuộc chiến tranh trường kỳ như vậy. Nước thì đểnh đoảng về phương tiện phòng thủ, triều đình thì mù quáng, chẳng ai lo quân lương vũ khí, binh lính tài chánh và hạm đội cho tới buổi họ cảm thấy rất gần phải đối đầu với một Đại cường Tây phương. Rồi bị đặt trước họng súng của chúng ta, người Việt chỉ còn cách duy nhất là lấy cái chết để bảo vệ các quyền tự do của họ; hết thảy đều đã đối phó với thần chết rất là bình tĩnh, và chúng ta chưa bao giờ thấy một ai tỏ ra hèn nhát khi bị đem ra chém hay bắn. (Il faut réellement que cette nation annamite soit douée d'une vitalité bien puissante pour avoir pu supporter la futte pendant d'aussi longues années, étant donnée la pénurie des moyens de défense dont le pays disposalt, le gouvernement Imprévoyant et aveugle n'ayant rien su préporer ni trésor, ni approvisionnement, nl munitions, ni armée, nl marine pour le jour qu'll pressentait cepen- dant très prochain où il devroit se défendre contre une puissance européenne. Placés en face de nos armes, les Annamites ont eu la seule ressource de mourir pour la défense de leurs libertés; tous ont affronté la mort avec le plus tranquille courage et parmi ceux, si nombreux, qui sont tombés par les balles des pelotons d'éxécution, ou sous le glaive des bourreaux, nous n'avons jamais eu à enregistrer une seule défaillance...).

Lời nhận xét này đã tố cáo chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói riêng, phong kiến Á Đông nói chung chỉ biết có sống yên vui trong lầu son gác tía, hưởng mọi hạnh phúc giữa đám mỹ nữ cung tần, hầu non vợ đẹp mà gác bỏ bên tai việc dân việc nước, làm thinh giả điếc trước những biến cố lớn lao đang xảy ra quanh mình và bên ngoài thế giới.

Ôi! Nhiều dân tộc da vàng chúng ta đã phải chịu cái hậu quả vô cùng tai hại của đám vua quan ươn hèn vô trách nhiệm này, trừ một vài quốc gia lân cận được những người dìu dắt khôn ngoan sáng suốt như Tiêm La (Xiêm La - chú thích của DBI), Nhật Bản, Trung Quốc và càng thấy sự hy sinh xương máu vô bờ bến của mọi tầng lớp xã hội Việt Nam trên bước đường lịch sử bi thảm này ta càng uất giận bọn người thiếu lương tâm và nghĩa vụ.

Ngoài ra, từ giai đoạn nước Việt Nam bại trận với Pháp có vài điều đáng lưu ý như sau: Do cái nạn xâm lăng ào vào đất nước như gió bão, giai cấp phong kiến Việt Nam đã trải qua một cuộc phân hóa: Một bọn thấy đại cuộc nước nhà không cơ cứu vãn đã trắng trợn bước ra đầu hàng kẻ mạnh, và làm tay sai cho chúng; một bọn khôn ngoan hơn đã thi hành chước liệu gió phất cờ, chân trong chân ngoài, ngậm miệng ăn tiền; còn một thiểu số có thái độ rõ rệt, thẳng thắn chỉ biết một mất một còn với xứ sở. Đó là các lãnh tụ cần vương, đứng đầu có Nguyễn Phúc Thuyết, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn… Mọi hoạt động của các vị trên đây đã được ghi vào phần nhất của sách này dưới tiêu đề Phong trào tiền văn thân và các thành tích của các nhà ái quốc đó đã chấm dứt vào cuối thế kỷ thứ XIX.

Kế tiếp là Phong trào hậu văn thân với Phan Bội Châu, Cường Để, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thiện Thuật v.v... các sĩ phu này đã rút được khá nhiều kinh nghiệm ở các cuộc thất bại mười lăm năm trước. 

Rồi phong trào hậu văn thân cũng kết liễu và hầu không còn hoạt động nào đáng kể nữa vào năm 1927. Nhưng cũng từ giai đoạn này trở đi, giới Tây học nối tiếp các nhà Nho, bí mật thành lập các Hội kín, các đảng Cách mạng từ trong nước ra ngoài nước. Việt Nam Quang phục hội biến vào bóng tối thì Việt Nam Cách mạng đảng, Việt Nam Cách mạng đồng chí hội, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ra đời, đồng thời từ Việt Nam qua Quảng Châu một số đảng phái cũ biến thể, một số đảng phái mới nảy nở ra, còn lại ở phút chót là Việt Nam Quốc dân đảng theo hữu khuynh và Đông Dương Cộng sản đảng theo tả khuynh cùng tranh đấu với Đế quốc thực dân Pháp cho tới cuộc Thế chiến thứ hai, chúng ta thâu hồi được độc lập sau 80 năm lầm than, nô lệ.

Ở đây chúng ta có một nhận xét chung: từ 1884 đến 1940 trung bình 10 năm lại có một keo vật mãnh liệt giữa ta và quân thống trị. Và đúng như lời Thống chế Turenne đã nói: đánh chiếm nước người ta thì dễ, giữ gìn được lâu dài khó hơn. Điều này cũng được Đại úy Gosselin ghi chép trong bài tựa cuốn “L’Empire d'Annam” sau nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Rồi vị sĩ quan này đã có ý khuyên cáo Chánh phủ Paris nên thi hành một chánh sách thân thiện và hợp lý với người Việt hầu bảo vệ quyền lợi chung, bởi ngay khi ấy ông ta đã nghĩ đến nước Nhật hay một cường quốc nào đó, một ngày kia sẽ can thiệp vào nội tình xứ Đông Dương. Nhưng con gấu Thực dân bao giờ cũng háu đói, bọn tài phiệt và tư bản ở Quai d’Orsay lúc nào cũng ngoan cố nên Thế chiến thứ hai chấm dứt thì nước Pháp đi dần đến chỗ phá sản hoàn toàn từ bên này Thái Bình Dương qua bên kia Địa Trung Hải. Có hối cũng muộn rồi, chế độ người bóc lột người đã hết thời. 

Về phần người Việt chúng ta tuy đã giành được độc lập nhưng vẫn còn nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Hiện tình thế giới ngày nay đang vô cùng phức tạp. Dù muốn, dù không, sau Thỏa hiệp Genève, lãnh thổ Việt Nam cũng đã nằm trong cái thế Quốc - Cộng. Thỏa hiệp này đã là lưỡi dao xẻ đôi đất nước này, lấy vĩ tuyến 17 làm đường phân giới. Người Việt nào mà chẳng đau lòng? Độc lập hay Liên lập, Cộng đồng hay Đồng hóa hay Dịch chủ tái nô là những trạng thái chính trị đang ào ạt diễn ra lúc này. Vận mệnh và tương lai Việt Nam chưa rõ đi về đâu. Từ mũi Cà mau tới ải Nam Quan quốc dân ngày đêm thắc mắc: Ông cha đã đổ bao nhiêu xương máu, ông cha đã hy sinh vô bờ bến từ nhiều thế hệ mới tránh cho giống nòi khỏi nạn diệt chủng. Bao nhiêu dòng huyết lệ đã thấm vào từng tấc đất của xứ sở để bảo vệ xứ sở, sự kiện này đã đủ khiến những nhà lãnh đạo đương thời duyệt lại hành động và lương lâm của mình chưa? Bốn ngàn năm lịch sử đang nhìn vào chúng ta và đợi chờ một câu trả lời thỏa đáng.

Phạm Văn Sơn

Sài Gòn, ngày 1 tháng 3 năm 1963

Lời tác giả

38 Lượt xem
other
Tặng đá Báo cáo
Chia sẻ

Ý kiến (0)

Tài liệu liên quan

  • 27
    Việt sử tân biên: Trần - Lê thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    289
  • 21
    Việt sử tân biên: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    259
  • 20
    Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    227
  • 31
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    206
  • 23
    Việt sử tân biên: Thượng và Trung cổ thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    198
  • 12
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    53
  • 7
    Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    43
  • 27
    Việt Nam Pháp thuộc sử

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    38
  • 21
    Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    31
  • 11
    Việt Nam thời khai sinh

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    24