để tặng cho tác giả tài liệu này
![](/theme_djc/static/src/img/new/diamond_1.png)
Đã đánh giá tài liệu
Cảm ơn bạn đã phản hồi
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Nhà cung cấp: Cơ sở xuất bản Đại Nam
“Việt sử tân biên” là một bộ sách quy mô về lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do nhà sử học Phạm Văn Sơn biên soạn. Bộ sách này không chỉ là một biên niên sử đơn thuần, mà còn là một nỗ lực đáng kính để tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt, từ thời kỳ huyền sử đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyển thứ tư có tựa đề “Việt sử tân biên: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ” trình bày chi tiết về sự sụp đổ của triều đại Tây Sơn và sự thành lập của triều Nguyễn, đồng thời phân tích các biến động chính trị, xã hội trong giai đoạn chuyển giao quyền lực quan trọng này trong lịch sử Việt Nam.
Việt sử tân biên, quyển 4 tiếp tục trình bày cùng bạn đọc những sự việc xảy ra từ cuối đời Tây Sơn qua đời Nguyễn sơ, là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng từ cuối thế kỷ XVIII qua thượng bán thế kỷ XIX. Chúng tôi nói như vậy là vì lúc này về phía Tây phương đang có những thay đổi lớn lao (và những sự thay đổi của Tây Phương thuở đó có nhiều ảnh hưởng đến Á châu), nền kỹ nghệ ở đây bột phát làm cho nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha, Hòa Lan (Hà Lan - chú thích của DBI) v.v… trở nên vô cùng thịnh đạt và do đó họ phải ào ạt xuất dương đi kiếm thị trường và nguyên liệu. Lại cũng do vấn đề sản xuất quá thặng dư, một vấn đề khác tự nhiên được đặt ra tai hại cho các dân tộc chậm tiến là vấn đề các cường quốc Tây phương ganh nhau chiếm đất rồi chiếm cả người lẫn của ở nhiều lục địa lạc hậu để xây dựng đế quốc.
Song song với phong trào kinh tế, thương mại, nền chính trị của Tây phương qua các cuộc cách mạng dân sinh, dân quyền của nước Pháp (1789-1793) v.v... cũng biến chuyển mạnh trong khi ở bên này bán cầu, các vua chúa còn đang triền miên với giấc ngủ ngàn đời bên trong các tháp ngà, yên trí thời hoàng kim của mình vô tận. Đạo Thiên Chúa lúc này cũng trở nên lớn mạnh và đã vượt biển băng ngàn từ Âu qua Á sang Viễn Đông. Tôn giáo này xét ra tuy sinh sau đẻ muộn vẫn là một luồng tư tưởng triết học khả kính, khả úy sang tranh đấu với chúng ta trên lĩnh vực đạo đức, luân lý và tinh thần.
Ảnh hưởng của Tây phương dầu muốn dầu không đã xảy ra trên xứ sở của chúng ta cũng như ở các lân quốc rõ rệt như ban ngày, phô bày lẽ khôn sống mống chết, mạnh được yếu thua.
Sau này ở các nước da vàng, riêng Tiêm La (Xiêm La - chú thích của DBI) và Nhật Bản, cấp lãnh đạo khôn ngoan sáng suốt đã ý thức được kịp thời cái Bạch họa (trong văn học hoặc triết học, “Bạch họa” được sử dụng để mô tả một thời kỳ chuyển giao, nơi mà con người đối diện giữa sự giản dị với phát triển sáng tạo - chú thích của DBI) nên đã chế ngự được cuộc xâm lấn của đế quốc tư bản Tây phương. Còn các quốc gia khác trong đó có ta, vì quan liêu trí thức ươn hèn, mù quáng nên mặc dầu lửa cháy tới mặt mà vẫn còn u mê, ngơ ngẩn chỉ biết mài nanh rửa vuốt giành nhau cái quyền lợi trước mắt mà quên hẳn cái đại họa sau lưng cho mình và cho con cháu. Về tinh thần, họ thiếu sót cả cái tư cách mã thượng của ông cha thuở trước (Mười hai sứ quân trong thế kỷ thứ XI) nghĩa là giành nhau nhưng không rước giặc vào nhà. Và cũng nên nói rằng đời Nguyễn sơ đã phải chịu trách nhiệm với lịch sử và dân tộc đã không định ra kế hoạch phú quốc cường binh trước cao trào thực dân đế quốc.
Trở lại với vụ xung đột của hai nhà Tân Nguyễn và Cựu Nguyễn ta thấy cuộc xung đột đẫm máu này kéo dài trên 20 năm, tàn dân hại vật không sao kể xiết. Người viết lịch sử đến giai đoạn này có nhiệm vụ trình bày tỉ mỉ mọi sự việc xảy ra ngoài năm châu bốn bể đến tình hình nội tại trên xứ sở để định ra trách nhiệm của đẳng cấp phong kiến và trí thức Việt Nam cận đại. Chúng ta không khỏi chau mày nghiến răng khi nghĩ rằng vào hậu bán thế kỷ XVIII tuy dân ta lụn bại vì chế độ hai nhà Chúa Trịnh - Nguyễn sau ngót 200 năm nội chiến, vậy mà với Quang Trung Nguyễn Huệ, Việt Nam chúng ta đã có một cuộc quật khởi và phục hưng rõ rệt trên mọi lĩnh vực… Tiếc rằng Quang Trung đã quá vắn số. Như thế dân ta đâu có kém mà chỉ có người lãnh đạo hèn kém, u mê nên sau này vào mùa thu năm Đinh Tỵ (1847) đại bác Tây phương tha hồ hoành hành tại cửa biển Đà Nẵng đã tiên báo tàn cuộc của phong kiến Việt Nam và sự cáo chung của nền độc lập Việt Nam nữa. Cũng nhân đây, chúng tôi nghĩ rằng: Các nhà làm chính trị nên hiểu dân ta có nhiều khả năng tinh thần và vật chất, đời nào cũng có nhiều anh hùng hào kiệt, liệt nữ anh thư, người dân của chúng ta lúc nào cũng thừa sức xây dựng tranh đấu, nếu biết điều khiển thì sự nghiệp của cá nhân cũng như của quốc dân thành tựu đâu có khó. Lịch sử của chúng ta đã nhiều lần chứng minh như vậy, không phải nói dài. Trái lại, những manh tâm vụ lợi cá nhân, gia đình, bè đảng từng làm cho nhân dân chúng ta tai hại chẳng ít.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, với một nền văn minh khoa học quá tiến bộ, trò khôn sống mống chết phát xuất khắp mọi nơi hàng ngày trên thế giới, đọc lại những trang lịch sử cận đại đã đủ giật mình, huống hồ nhìn vào cái thực tế trước mắt lại càng thêm kinh khủng. Chúng tôi muốn kết luận rằng sự vụ lợi riêng tây là nguy hiểm, một đại đoàn kết quốc gia là cần, sự xây dựng dân chủ dân quyền là vấn đề căn bản. Ai làm chính trị mà nghịch với trào lưu dân chủ, lạm dụng xương máu và tài sản của nhân dân sẽ bị tiêu diệt.
Với vài ý mọn này, tác giả muốn thông cảm cùng quốc dân, nỗi đau khổ của toàn quốc hôm qua để cùng gây dựng một ý chí sáng suốt hầu tránh những chính sách sai lầm, gian dối có thể đưa dân ta đến chỗ nguy vong ngày mai.
Lịch sử chẳng những là bài học để yêu nước, hơn thế lịch sử còn là những kinh nghiệm hết sức quý báu và là bó đuốc soi đường cho việc kiến quốc cũng cứu quốc nữa.
Phạm Văn Sơn
Viết tại Sài Gòn, mùa xuân năm Tân Sửu (1961)
Tài liệu liên quan
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Ý kiến (0)