để tặng cho tác giả tài liệu này
Việt sử tân biên: Trần - Lê thời đại
- Phần thứ nhất
-
Phần thứ hai: Tự chủ thời đại - Nhà Trần
- Chương I: Trần Thái Tông
- Chương II: Cuộc chiến tranh tự vệ vô cùng vĩ đại của Việt Nam
- Chương III: Trần Nhân Tông - Mông Cổ gây hấn lần thứ hai
- Chương IV: Cuộc bại trận của Mông Cổ lần thứ ba
- Chương V: Định công luận tội nhân vật thời kháng Nguyên
- Chương VI: Trần Anh Tông
- Chương VII: Trần Minh Tông - Trần Hiến Tông
- Chương VIII: Trần Dụ Tông - Trần Nghệ Tông - Trần Duệ Tông - Trần Phế Đế - Trần Thuận Tông
- Chương IX: Cuộc cách mạng quốc gia của Hồ Quý Ly
- Phần thứ ba: Nhà Hồ
- Phần thứ tư: Nhà Hậu Trần
-
Phần thứ năm: Nhà Hậu Lê
- Chương I: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV của Việt Nam
- Chương II: Giai đoạn chót của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
- Chương III: Lê Thái Tổ (1428 - 1433)
- Chương IV: Lê Thái Tông (1434 - 1442)
- Chương V: Lê Nhân Tông - Lê Thánh Tông
- Chương VI: Văn trị của nước ta dưới đời Hồng Đức
- Chương VII: Nhà Hậu Lê xuống dốc
- Mục lục và Sách tham khảo
- Phụ lục và Đính chính
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Nhà cung cấp: Văn Hữu Á Châu
Đối tượng phù hợp
- Học sinh, sinh viên theo chuyên ngành lịch sử
- Giáo viên, giảng viên chuyên ngành lịch sử
- Cá nhân đam mê lịch sử Việt Nam
Lý do nên xem
- Hiểu về lịch sử Việt Nam thời Trần - Lê.
- Có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
- Củng cố niềm tự hào dân tộc qua những trang sử hào hùng.
Tóm tắt nội dung
“Việt sử tân biên” là một bộ sách quy mô về lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do nhà sử học Phạm Văn Sơn biên soạn. Bộ sách này không chỉ là một biên niên sử đơn thuần, mà còn là một nỗ lực đáng kính tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt, từ thời kỳ huyền sử đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Quyển thứ hai có tựa đề “Việt sử tân biên: Trần - Lê thời đại” trình bày chi tiết về các sự kiện chính trị, văn hóa và xã hội đặc trưng qua hai triều đại Trần và Lê. Qua cuốn sách, tác giả đã khắc họa một cách sinh động các thăng trầm của các triều đại này, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cũng như sự phát triển của nền văn hóa, khoa học, và tư tưởng thời kỳ này.
Nhà Lý cáo chung sứ mạng sau 215 năm cầm đầu dân tộc Việt Nam.
Ông vua cuối cùng của Lý triều đến Huệ Tôn thì không còn đủ năng lực và trí sáng suốt để đảm nhiệm trọng trách của mình đối với Quốc gia, Dân tộc. Tháng 10 năm Giáp Thân (1225), Huệ Tôn tự bỏ ngai vàng, nhường đế vị cho Công chúa Phật Kim mới 7 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Chiêu Hoàng.
Huệ Tôn xuất gia đầu Phật tại chùa Chân Giáo. Trong những năm cuối cùng của họ Lý, nước nhà đã trải nhiều ly loạn, nhân dân từ các vùng thành thị đến thôn quê điêu đứng lầm than hết chỗ nói. Nạn giặc cướp, trộm đạo, quan tham lại nhũng hoành hành khắp mọi nơi.
An ninh thiếu sót, cơm áo khó khăn, trật tự lại đổ nát, xã hội Việt Nam thuở đó mất hẳn thăng bằng như không còn đủ sức kéo dài mãi tình trạng rối ren ấy. Năm 1225, họ Trần ra đời vừa đúng lúc quốc gia cần một sự thay đổi mạnh mẽ, mau lẹ, nhất là để kịp đương đầu 30 năm sau, với những biến cố lớn lao nhất và cũng nguy ngập nhất trong lịch sử. Đó là cuộc xâm lăng của Mông Cổ do đoàn chiến sĩ vô cùng kiêu hùng, tàn bạo của Thành Cát Tư Hãn, từ Á qua Âu đã chà đạp tan tành bao nhiêu quốc gia đông đảo, giàu mạnh, như bước lên cành khô, cỏ mục.
Phải chi nếu triều Lý sống vất vưởng thêm ít năm nữa thì với một tình trạng quốc gia kiệt quệ, suy tàn nhường ấy, đất nước Việt Nam có thể đứng vững được ba phen trước cơn giông tố phũ phàng trên đây chăng? Trái lại, nhờ Trần triều, với vua tài tướng giỏi chẳng những quốc gia Việt Nam đã tránh được cái nạn mất nước còn cứu vãn được tình thế chung của nhiều lân quốc và trở nên một tiền đồn bất khả xâm phạm giữa thế kỷ thứ 13 tại Đông Nam Á.
Năm 1400, đến lượt con cháu họ Trần xuống dốc. Nhà Hồ bại trận, nước ta mất hẳn về tay người Minh. Bọn thực dân Bắc phương này khôn ngoan quỷ quyệt gấp bội những bọn trước. Nếu không có người anh hùng áo vải đất Lam Sơn phất cờ cách mạng, trường kỳ chiến đấu luôn 10 năm ròng, mặc dầu điều kiện vô cùng gian lao, eo hẹp, thì hỏi bao giờ chúng ta cởi bỏ được ách của bọn Minh Thành Tổ, Trương Phụ, Hoàng Phúc?
Ta thử tưởng tượng: trước cuộc Cách mạng phản đế đầu thế kỷ 15 này, sau 10 năm thống trị nước ta, giặc Minh đã đặt xong 472 nha môn hành chính, tư pháp tại 17 phủ, huyện, châu trên toàn cõi Việt Nam. Về quân sự, giặc cũng lập được 12 vệ sở tức là 12 đạo quan binh thường trú hùng mạnh đề phòng biến loạn, ruộng đất đã ghi hết vào đồ bản, trí thức vét sạch đưa về Kim Lăng đến mức khi cuộc khởi nghĩa mở màn, tuấn kiệt và nhân tài Việt Nam vắng vẻ như sao buổi sớm, thưa thớt như lá mùa thu (theo Bình Ngô Đại Cáo), mà máu mủ của nhân dân giặc hút cũng gần khô kiệt.
Tay không bắt gió, ai có thể ngờ người thủ lãnh vùng Lam Sơn chuyển được suy ra thịnh, nhược ra cường đề 10 năm sau, giặc phải quỳ gối xin hàng, thân bách chiến như bọn Vương Thông, Mộc Thạnh phải nuốt nhục, van xin một kiếp sống thừa?
Thì ra muôn đời con Hồng cháu Lạc trong mọi từng lớp dân chúng Việt Nam vẫn làm nên những sự nghiệp phi thường, kỳ dị nhất trong những giờ phút đen tối nhất của lịch sử, nhờ đó hậu thế chúng ta được thừa hưởng một gia tài tinh thần vô cùng huy hoàng, vĩ đại mãi mãi.
Việt sử tân biên với hai triều đại Trần - Lê lấy làm hãnh diện được ghi chép và cống hiến độc giả những trang lịch sử vẻ vang nhất của ông cha, để các bạn cũng như chúng tôi có thể mạnh tin tưởng quốc gia Việt Nam sẽ muôn thuở trường tồn, bất diệt dưới trời Á Đông, bất chấp mọi thử thách, gian nguy, hôm qua cũng như ngày nay.
Phạm Văn Sơn
Sài Gòn, ngày 20 tháng 9 năm 1958
Tài liệu liên quan
-
28
Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
258 -
20
Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
242 -
31
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
223 -
12
Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)
Kim cương
Miễn phíRating
0.0/5Lượt xem
63
Ý kiến (0)