DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam

Tài liệu miễn phí

Xã hội Trung Hoa đến đời Hán Hiến Đế (thế kỷ thứ ba sau T.C.) thì trở nên suy bại, rối ren do các ông vua cuối cùng của nhà Đông Hán mỗi ngày một hèn kém. 

Vua Hiến Đế mất hết thực quyền, nước Tàu liền bị chia xẻ làm ba: Bắc do Ngụy chiếm, Tây Nam thì Thục nắm giữ, Đông Nam lọt vào tay nhà Ngô. Thời đó, người ta gọi là thế chân vạc hay là loạn Tam quốc, và một nước khi đã bị ba lãnh chúa xâu xé tất nhiên phải có nội chiến. Cuộc nội chiến dưới đời Tam quốc cũng khốc liệt hết chỗ nói như những cuộc chiến tranh với các dị tộc. Đã có những trận đánh vĩ đại, quyết liệt như trận Xích Bích, trận Đương Dương Trường Bản giữa Thục và Ngụy có phen đã huy động tới 800 ngàn binh sĩ thì đủ hiểu. 

Máu và nước mắt của những người bình dân Trung Hoa trong dịp này đã đổ ra chan hòa như nước lũ ở khắp đầu sông ngọn nguồn, và thây chiến sĩ đời này qua đời khác từng chất cao đầy núi. 

Thật đúng câu: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”

Loạn Tam quốc, may thay, bắt đầu từ năm 920 sau Công Lịch tới 265 thì cáo chung, nhưng cũng đã đủ để lại một kỷ niệm vô cùng bi đát, não nề cho nòi giống Hán.

Ở Việt Nam? Than ôi, cái thế chân vạc trên đây cũng đã bày ra. Đầu thế kỷ XVI con cháu vua Lê Thái Tổ hư hèn, nạn chém giết nhau vì quyền vị đã khai diễn hàng ngày giữa các phần tử trong Hoàng gia, rồi ra tới ngoài triều đình việc vua giết tôi, tôi giết vua cũng luôn luôn xuất hiện khiến cái ngai vàng của vua cháu Lê Chiêu Tông phải gãy gục, rồi nhà Mạc ra đời chiếm giữ toàn thể cõi Bắc. 

Họ Trịnh lấy vua Trang Tông làm bung xung xưng vương ở đất Thanh, họ Nguyễn chẳng chịu kém cũng dựng cờ tự trị tại hai miền Thuận, Quảng. 

Loạn phong kiến Việt Nam được kể từ 1527 đến 1772 mới chấm dứt và nền thống nhất của nước ta được phục hồi với sự khởi nghiệp của nhà Tây Sơn. Nhưng giữa Tây Sơn và họ Nguyễn còn nối tiếp một cuộc tranh hùng đến 1802 mới hết. 

Tính ra, Việt Nam bị các ông chúa phong kiến tranh giành chia xẻ từ đầu thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18 mới thôi, nghĩa là ngót 500 năm nhân dân Việt Nam đã đau khổ lầm than, cha mất con, vợ mất chồng, gia đình tan tác, xóm làng điêu linh. 

Ở điểm này, ta thấy lịch sử của ta và Trung Hoa giống nhau: Trung Hoa đã chịu cái họa phong kiến tranh hùng từ đời Chu đến đời Tần 800 năm - dưới đời Tam quốc 45 năm. 

Ở xứ ta, nạn Thập nhị Sứ quân cuối thế kỷ thứ X, dài 20 năm, cuộc phân tranh của nhà họ Mạc – Trịnh - Nguyễn làm bầu trời nước Việt u ám liền ngót ba thế kỷ. 

Người dân Việt cảm thấy gì, nếu không nghĩ rằng họ đã là dụng cụ cho các cuộc tranh vương đồ bá; họ đã là nạn nhân của biết bao trận giặc tàn khốc từ miền Cao Bằng, qua Thăng Long và Thuận Hóa? 

Tình trạng bi thảm của họ đã được phô bày qua các thi ca, văn phạm của giới trí thức và bình dân thử thời mà ta có thể đơn cử tập “Cánh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn là cả một thiên trường hận của biết bao chinh phụ tựa cửa trông chồng một cách vô vọng.

“Tuý ngoạ xa trường quân Mạc tiếu 

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?” 

Vương Hàn 

hoặc câu:

“Tiếng ai rên rỉ nỉ non, 

Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông?” 

cũng diễn tả cái số phận hẩm hiu của biết bao người dân lành sống lay lắt trong cuộc tranh giành liên miên của các dòng vua họ chúa. 

Hôm nay, lần coi các sử liệu nước nhà, kiểm soát đến tình tiết của cuộc Nam - Bắc phân tranh, chúng tôi muốn thét lên rằng: “Hỡi các nhà làm chánh trị, các ngài phong kiến, các người đã để lại cho lịch sử nước nhà những kỷ niệm vô cùng chua chát, các người đã quá coi thường quyền dân lợi nước! Các người đã lôi cuốn cả một dân tộc vào cuộc chiến tranh vị kỷ hết thế hệ này qua thế hệ khác. Các người đã làm cho nguyên khí quốc gia phải hao mòn khiến mất bao nhiêu cơ hội tiến bộ và tự cường. Các người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, nó là hậu quả bi thảm của những vụ loạn ly, đói khổ từ nhiều triều đại…”. 

Phải chi không có những cuộc quật khởi bền bỉ và anh dũng truyền thống của nhân dân thì biết bao giờ chúng ta rửa cho hết cái hận vong quốc? 

Hỡi các người dân! Đã kinh nghiệm về cái khốc hại của các chế độ chuyên chính, ích kỷ, tham tàn, hãy gấp rút nỗ lực mở đường dân chủ, hãy tỉnh táo và kiên quyết tranh đấu để từ nay khỏi thành nạn nhân của các chính thể phi dân, vô nhân đạo reo rắc bao nhiêu tang tóc, đau thương.

Tôi ngừng bút ở nơi đây, lỏng tràn đầy hy vọng một nền cộng hòa lành mạnh, cấu tạo bằng bao xương máu, trông chờ từ những thế hệ xa xôi sẽ giải phóng xứ sở, sẽ giải phóng con người và đem lại một đời sống huy hoàng cho toàn dân nước Việt.

Phạm Văn Sơn

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 1959

Lời tác giả

61 Lượt xem
other
Tặng đá Báo cáo
Chia sẻ

Ý kiến (0)

Tài liệu liên quan

  • 27
    Việt sử tân biên: Trần - Lê thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    295
  • 21
    Việt sử tân biên: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    265
  • 28
    Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    253
  • 31
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    212
  • 23
    Việt sử tân biên: Thượng và Trung cổ thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    201
  • 12
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    63
  • 7
    Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    50
  • 27
    Việt Nam Pháp thuộc sử

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    41
  • 21
    Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    36
  • 11
    Việt Nam thời khai sinh

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    28