để tặng cho tác giả tài liệu này
![](/theme_djc/static/src/img/new/diamond_1.png)
Đã đánh giá tài liệu
Cảm ơn bạn đã phản hồi
Tác giả: Ưng Trình
Nhà cung cấp: Văn Đàn
Ngoại giao là một lĩnh vực quan trọng, liên quan mật thiết đến sự sinh tồn và phát triển của một quốc gia. “Việt Nam ngoại giao sử - Cận đại” của nhà sử học Ưng Trình giúp độc giả hiểu rõ hơn về mối quan hệ đối ngoại và những chiến lược ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và phương Tây từ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến khi Pháp bắt đầu áp đặt chế độ bảo hộ.
Muốn xây dựng hay củng cố hòa bình, một phần lớn là nhiệm vụ của nhà ngoại giao. Vậy vấn đề ngoại giao rất quan hệ đến cuộc sinh tồn của nhân loại, nên lịch sử ngoại giao của một nước là mấy trang ghi chép rõ ràng công cuộc thành bại, khôn khéo hay vụng về, của nước ấy trên con đường tiếp xúc với nước ngoài can thiệp đến vận mệnh của mình.
Tại Trung Quốc, đời Xuân Thu, 300 năm trước Công nguyên, Tuân Tử có nói: “Ác tính là chân, thiện tâm là giả”. Làm điều ác là làm theo bản tính, còn làm điều thiện là làm miễn cưỡng, cố gắng mà làm. Thành thử, hễ không có giáo dục để hạn chế lòng tham vọng của loài người, thì dân tộc nào cũng ở theo tính ác tự nhiên, cố hại người cho được lợi mình; dùng trí, dùng mưu, dùng đến võ lực nữa. Đã dùng võ lực, tức thị chiến tranh. Càng chiến tranh, càng phát triển tài năng, loài người nhờ vậy mà tiến hóa với thời gian; song chiến tranh không ngừng thì thiên hạ loạn.
Theo Tuân Tử, chiến tranh là do tính ích kỷ của loài người; còn muốn hòa bình, Tuân Tử cũng đã bày phương pháp: “Ngày thiên hạ loạn thì chỉ có thiên hạ mới trị thiên hạ được. Thiên hạ, tức là những người đứng trung gian, những người chính khách ngoại giao lấy quân, binh, trung, chính làm phương châm, lấy nhân loại làm trung tâm điểm”.
Tuân Tử học theo Khổng Tử, muốn cho thế giới đại đồng, còn những người làm tôi một triều hay là làm tôi một nước, trung thành với một chủ nghĩa, phụng sự theo một lý tưởng, tầm mắt chỉ thấy đến quyền lợi riêng, không nhìn nhận đến quyền lợi chung, thì không ra làm chính khách ngoại giao được nữa. Như câu trong sách Lễ ký: “Vi nhân thần giả vô ngoại giao, bất cảm nhị quân dã”.
Mới nửa thế kỷ nay, Âu - Á đã xảy ra hai kỳ đại chiến, các nhà binh sĩ đều chịu hy sinh theo nhiệm vụ, còn các nhà ngoại giao thì đã nhiều lần thất bại, để cho nhân loại tương tàn thảm khốc lên cực điểm.
Đã sáu năm nay, tấn bi kịch chiến tranh lại tái diễn trên đất Việt Nam và ở nam bắc Triều Tiên đã có nhiều cuộc đàm phán điều đình, nhưng chiến tranh còn đương tiếp tục, có phải vì thiếu nhà ngoại giao và thiếu phương pháp ngoại giao chăng?
Cuối năm 1950, Nguyên lão nghị viện nước Mỹ đề nghị tổ chức một cơ quan “Quốc tế ngoại giao”, chẳng những là đi giải hòa, sau khi đã có chiến tranh, mà còn đi điều đình, trước khi có chiến tranh, lại hay hơn phương pháp của Tuân Tử.
Trước đây 100 năm, Cách Lan (William Gladstone), người nước Anh, làm Thủ tướng kiêm Ngoại giao, tuyên bố giữa nghị trường rằng: “Trên thế giới, không có dân tộc nào là chủ, không có dân tộc nào là nô, không có chủ nghĩa nào toàn hay, không có chủ nghĩa nào toàn dở. Nếu dùng cường quyền đi chinh phục dầu có diệt trừ nhau, cũng chỉ một thời gian, chỉ gây thêm những mối thù riêng, cứu cánh báo phục tuần hoàn, chỉ làm cho loài người lưu huyết”.
Nay cũng như xưa, giữa tiếng súng chiến tranh, cũng có lời kêu gọi hòa bình, tôi vẫn còn hy vọng, các nhà quốc tế ngoại giao sẽ tiếp xúc với liệt cường, điều đình cho nhân loại tương an, nước Việt Nam khỏi bị ảnh hưởng chiến tranh, nhiệm vụ của nhà quốc tế ngoại giao, là làm cho thế giới hòa bình, cho nên khi viết bài tự tựa này, tôi lấy phương pháp của Tuân Tử làm tài liệu.
Trước khi dừng bút, tôi trân trọng tạ ơn những vị đã giúp tôi trong việc khảo cứu sưu tầm tài liệu, hoặc chỉ giáo trong những điều khuyết điểm, hoặc cho mượn sách báo cần dùng. Mặc dù những chỗ sai lầm khiếm khuyết, câu chuyện tóm tắt sơ lược trong mấy trang sách mọn này, góp được phần nào trong công cuộc tinh thần xây dựng hòa bình độc lập cho Tổ quốc, thì tôi cũng được thỏa lòng ước nguyện.
Viết tại Lạc Tịnh viện
Mùa xuân, năm Nhâm Thìn, (1952)
Ưng Trình
Tài liệu liên quan
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Kim cương
Rating
Lượt xem
Ý kiến (0)