DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Hoàng - Huỳnh: Hai tên gọi, một cội nguồn

| 126 lượt xem | DBI

Dòng họ được ví như “cái nôi” nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước, là nhân tố quan trọng để hình thành nên những kho tàng văn hóa, lịch sử và rồi sau đó sẽ được gìn giữ, trao truyền, tiếp nối qua nhiều thế hệ. Với vai trò to lớn đó, dòng họ đã trở thành hạt nhân trong việc bồi đắp và phát huy nét đẹp của văn hóa, văn minh dân tộc. Trong số bách gia trăm họ của người Việt, họ Hoàng/Huỳnh là một dòng họ có lịch sử phát triển lâu đời, nhiều công trạng với đất nước và có những điểm đặc trưng vô cùng thú vị.

Họ Hoàng/Huỳnh nằm trong Top 5 dòng họ lớn nhất Việt Nam với dân số khoảng 5 triệu người và là một trong những dòng họ lớn trên thế giới. Đây là dòng họ có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước trong suốt 4.000 năm dựng nước và giữ nước với rất nhiều danh nhân lịch sử nổi tiếng được lưu danh trên những trang sử vàng son của dân tộc. Họ Hoàng/Huỳnh có những biến thể về tên gọi, nguyên nhân là do luật lệ kiêng tên húy của vua chúa trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Theo sử sách, vào thế kỷ XVI, Đàng Trong thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn. Vị Chúa Nguyễn đầu tiên có tên là Nguyễn Hoàng, nên triều đình đã ra luật trong mọi trường hợp chữ “Hoàng” đều phải đọc hoặc viết thành “Huỳnh” để tránh “phạm húy”. Vì luật này mà những người mang họ Hoàng đều phải đổi sang họ Huỳnh. Tuy nhiên lệ này chỉ áp dụng trên phần lãnh thổ ở phía Nam sông Giang - con sông là ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài thời kỳ đó, còn ở phía Bắc, người họ Hoàng vẫn giữ nguyên họ của mình.

Trong lịch sử phát triển của dòng tộc, họ Hoàng/Huỳnh đã sản sinh ra vô số người con ưu tú, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước trên mọi phương diện và trong mọi thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, nói đến họ Hoàng không thể không nhắc đến thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là cụ bà Hoàng Thị Loan.

Trong lĩnh vực chính trị, họ Hoàng/Huỳnh có nhiều tên tuổi nổi tiếng. Thời nhà Trần có hai vị Tiến sĩ tài ba là Hoàng Hối Khanh và Hoàng Quán Chi. Triều đình Hậu Lê có sự phụng sự của các văn thần kiệt xuất như Hoàng Trình Thanh, Hoàng Đức Lương, Hoàng Đôn Hòa, Hoàng Đình Bảo… Đến thời nhà Nguyễn có các danh sĩ như Hoàng Kế Viêm, Hoàng Diệu, Huỳnh Tường Đức, Huỳnh Mẫn Đạt. Họ Hoàng/Huỳnh cũng phát dòng khoa bảng với rất nhiều người được đề tên lên bảng vàng khoa cử nước nhà. Một số tên tuổi tiêu biểu có thể kể đến là Trạng nguyên Hoàng Phú Nghĩa, Trạng nguyên Hoàng Văn Tán, Thám hoa Hoàng Sầm, Hoàng giáp Hoàng Tế Mỹ, Hoàng Đình Tá… Thời hiện đại có các nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng đã không quản khó khăn gian khổ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.Đó là Hoàng Tăng Bí, nhân sĩ yêu nước, nhà soạn tuồng, một trong số trí thức sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục; Hoàng Văn Thụ, người cộng sản trung kiên; Huỳnh Thúc Kháng, nhà yêu nước lỗi lạc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao giữ chức Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Huỳnh Thị Bảo Hòa, một trong những nhà văn nữ tiên phong trong phong trào Duy Tân và sử dụng chữ Quốc ngữ; Nhà chính trị - cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám; Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát…

Về quân sự có các danh tướng lừng danh, lập nhiều chiến công hiển hách. Thời Lê trung hưng có danh tướng Hoàng Ngũ Phúc đã in dấu chân ngựa trên khắp chiến trường Đại Việt trong thế kỷ XVIII; Huỳnh Thị Cúc - một trong “Ngũ phụng thư” trứ danh của nghĩa quân Tây Sơn; nhà Nguyễn có danh tướng Hoàng Diệu - vị Tổng đốc Hà Nội đã tử chiến với quân Pháp. Thời hiện đại có Đại tướng Hoàng Văn Thái - Người cầm cờ trong ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hay Tướng Hoàng Đan - một trong “Tứ đại sư trưởng” lẫy lừng của quân đội ta. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dòng họ Hoàng/Huỳnh đã có những đóng góp to lớn về nhân tài, vật lực cho Tổ quốc, góp công vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Trong giới khoa học, họ Hoàng/Huỳnh cũng sản sinh ra nhiều trí thức lỗi lạc, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển về khoa học, y tế, giáo dục của nước nhà. Đó là Giáo sư Toán học Hoàng Xuân Hãn, hai anh em Giáo sư - Bác sĩ Hoàng Tích Trí và Hoàng Tích Mịnh, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, “thi tướng” Huỳnh Văn Nghệ…

Với những thành tích đáng tự hào trong quá khứ, các bậc tiền nhân của dòng họ Hoàng/Huỳnh đã đưa danh tiếng của dòng họ được lưu danh sử sách, được đời đời ngưỡng mộ. Ngày nay, mỗi con cháu họ Hoàng/Huỳnh vẫn đang phát huy truyền thống quý báu của tổ tiên dòng họ, nâng cao tinh thần đoàn kết, kết nối các thành viên trong họ tộc, không ngừng phấn đấu vươn lên để có những đóng góp xứng đáng cho quê hương, đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục làm rạng danh cho dòng họ.

Để tiếp cận nhiều thông tin hơn về lịch sử, truyền thống và những thành tựu của họ Hoàng/Huỳnh, mời bạn khám phá Thư viện số Hoàng/Huỳnh Tộc trên nền tảng Ngân hàng Di sản số DJC (DJC HBank).

--------------oOo--------------

Khi đăng ký tài khoản Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC tại đây, bạn có cơ hội được: 

  • Bình luận, đóng góp ý kiến và giao lưu cùng tác giả.
  • Sở hữu ngay báo cáo quản trị cá nhân và blog riêng.
  • Truy cập không giới hạn sách, truyện, tài liệu học tập và giải trí thú vị, đa dạng, đa lĩnh vực.

Thông tin về Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC (HBank DJC):

  1. Link Web djc.vn
  2. Link Tải App iOS 
  3. Link Tải App Android
  4. Profile HBank
  5. Giải thưởng Heritage Brand Review Award

☎️ Hotline: 0369 049 868 | 0335 609 868 

💌 Email: info@djc.vn

Ý kiến (0)