để tặng cho tác giả tài liệu này
Nét đặc trưng kiến trúc của chùa Việt
-
- Lời giới thiệu
- Dấu ấn mỹ thuật trong kiến trúc một ngôi chùa Việt
- Kiến trúc chùa Việt trong sự phát triển của điêu khắc Phật giáo hệ Bắc Tông
- Khái quát kiến trúc một số ngôi chùa xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Bắc Bộ
- "Nội Công Ngoại Quốc" - Kiểu thức kiến trúc điển hình của Chùa Việt ở Bắc Bộ
- Đặc điểm Kiến trúc chùa Keo Thái Bình
- Giá trị Kiến trúc Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà cung cấp: Văn hóa Phật giáo Việt Nam
Đối tượng phù hợp
- Tất cả Phật tử.
- Cá nhân mong muốn tìm hiểu kiến trúc chùa Việt.
Lý do nên xem
- Giúp độc giả hiểu tổng quát kiến trúc chùa Việt Nam.
Tóm tắt nội dung
Theo dõi bước đi của ngôi chùa Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, chúng ta thấy rõ ở mỗi thời kỳ, các ngôi chùa, ngọn tháp đếu có một kiểu dáng riêng biệt. Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Hoàn cảnh sản sinh nền kiến trúc dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với cả thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc.
Theo dõi bước đi của ngôi chùa Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, chúng ta thấy rõ ở mỗi thời kỳ, các ngôi chùa, ngọn tháp đếu có một kiểu dáng riêng biệt. Là một quốc gia phải liên tục chịu đựng chiến tranh trải dài theo lịch sử, thời gian để hòa bình xây dựng rất ngắn, nên những công trình kiến trúc lớn hay bền vững tồn tại không nhiều. Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm khí hậu khác nhau đã ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của mỗi miền đất nước, hình thành kiểu kiến trúc với bộ khung bền chắc, thoáng mát theo lối kiến trúc mở, hòa lẫn với cây xanh, mặt nước. Những công trình kiến trúc cổ còn lại đến ngày nay, hầu hết được xây dựng từ thế kỷ 16 trở về sau. Dấu vết kiến trúc các thời kỳ từ thế kỷ 15 trở về trước hiện chỉ biết qua các công trình khai quật khảo cổ học hoặc một vài dấu tích chùa, tháp còn sót lại ở miền Bắc.
Kiến trúc chùa Việt đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ kết hợp với những vật liệu bổ trợ khác như đất, gạch, ngói, đá, tranh, tre, rơm,… Kiến trúc thực sự không có sự phân chia hoặc khác biệt nhiều về kết cấu của các thể loại công trình. Do đặc điểm, tính chất của hệ kết cấu, cũng như việc sử dụng các loại vật liệu tự nhiên sẵn có nên kiến trúc cổ truyền Việt Nam không thực sự tồn tại những công trình có kích thước lớn như các quốc gia khác. Hệ thống kết cấu khung gỗ trong mỗi ngôi chùa Việt, cũng như trong cả nền kiến trúc cổ truyền Việt Nam là những quy định thống nhất về kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình kiến trúc theo phong cách cổ điển của người Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam.
Tài liệu liên quan
Ý kiến (0)