DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Để thành người giáo viên hạnh phúc, thịnh vượng và bình an

| 261 lượt xem | Thư viện số 100 năm

Đứng trước bối cảnh nhiều thay đổi của thời đại, trọng trách được đặt lên vai ngành giáo dục, cho những người làm giáo dục, buộc họ phải tìm ra những mô hình, phương pháp, tư tưởng, lối đi mới mẻ và đột phá… để giúp chính họ và những người xung quanh hòa nhập được với thế giới. Cuốn sách Hành trình trở thành người giáo viên hạnh phúc - thịnh vượng - bình an chứa đựng những mô hình và những lối đi như thế, dành cho chính những thầy cô giáo Việt Nam. 

Nội dung sách dẫn dắt các nhà giáo cách thức, phương pháp, công cụ và thói quen để đạt đến hành trình khai phóng chính bản thân mình và hiện thực hoá ước mơ giáo dục của rất nhiều người. Con đường để trở thành “người giáo viên hạnh phúc - thịnh vượng - bình an” đã được trải nghiệm và kiểm chứng bởi hàng ngàn người, thông qua “triết lý giáo dục xuyên qua tim” của tác giả - ThS. Nguyễn công Thái.

Hành trình “thầy giáo nghèo thay đổi thế giới” của tác giả bắt đầu từ tuổi thơ “không vô lo”. Gánh nặng kinh tế gia đình buộc ông từng phải xin cha mẹ cho nghỉ học 2 năm để bán sức lao động, dành tiền ăn học cho các em. Nhưng ngay sau đó, quyết tâm thắp lại ngọn lửa mơ ước “đi học”, ông nỗ lực ngày đêm để rồi đậu cả 3 trường đại học: Đại học Sư phạm, Đại học Luật và Đại học Kinh tế.

Đang là sinh viên năm cuối Đại học Sư phạm (chọn Sư phạm vì được miễn học phí), tác giả quyết tâm làm kinh tế nhưng vẫn đi theo hướng sư phạm. Ông khởi nghiệp bằng cách mở trung tâm gia sư. Sau 6 tháng, trung tâm đóng cửa và còn bị nợ nần, tác giả đối diện với thử thách đầu đời. Không nản lòng, ông tiếp tục theo đuổi sứ mệnh nhà giáo sau khi rời giảng đường. Năm 2007, ông mở trung tâm luyện thi đại học Thiên sáng và thu hút được 1.000 học sinh chỉ sau 6 tháng.

Vào nghề giáo, ông mới thấm thía những góc khuất của chuyện dạy học. Hằng ngày ngoài những giờ lên lớp, giáo viên phải làm nhiều việc khác, lại còn đối diện áp lực lớn từ nhiều phía, trong khi mức lương lại thấp. Xót xa khi nhìn thấy khuôn mặt mệt mỏi của thầy cô giáo sau ngày dài, ông tự hỏi: Các thầy cô giáo có hạnh phúc với công việc cao quý này? Tại sao “thầy giáo nghèo” lại trở thành định danh nghề nghiệp của giáo viên?...

Những suy nghĩ ấy đeo đuổi tác giả suốt hơn 20 năm dạy học.

Và ngay từ khi bắt đầu hành trình sự nghiệp, ông cũng đã tự nghi vấn chính mình: Tôi là ai, tôi sinh ra trên đời để làm gì? Mỗi ngày sống của tôi có ý nghĩa gì không? Tôi phải làm sao để thầy cô có thu nhập xứng đáng, thậm chí dư dả với nghề?

Nhờ những nỗi đau đáu đó và thấu hiểu ý nghĩa của việc “làm một người thầy”, tác giả quyết tâm chuyển hoá. Ông liên tục nâng cao chuyên môn, thay đổi tư duy, không ngừng học tập, tìm tòi và đổi mới để thâm nhập thị trường giáo dục. Qua đó, ông tìm thấy nhiều ý tưởng, sáng kiến, mô hình giáo dục mới mà trước đây chưa từng biết hoặc chưa cảm nhận được. 

Dần dà, ông nung nấu trong mình một mơ ước cháy bỏng là kiến tạo một cộng đồng giáo viên thịnh vượng, bình an và hạnh phúc. Đó là nơi mà giáo viên “dạy là sống, sống là dạy” chứ không phải “dạy để sống, sống để dạy”, là nơi họ vừa phát triển chuyên môn vừa giúp đỡ đồng nghiệp đi lên, là nơi mỗi giáo viên đóng vai trò một “nhà lãnh đạo không chức danh” và liên tục được bồi dưỡng “Thân khoẻ, Trí sáng, Tâm an”. Và quan trọng nhất, nhờ đó mà học sinh được học trong môi trường thấm đẫm tình yêu thương, vui vẻ, bình an, được phát triển đam mê và sở trường chứ không phải theo sự áp đặt của phụ huynh hay giáo viên. Quan điểm của tác giả về giáo dục là: mục tiêu của giáo dục không phải dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có mà phải dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.

Để hiện thực hoá ước mơ giáo dục của mình, tác giả thành lập mô hình mang tên “Ứng dụng khoa học giáo dục khởi nghiệp” (Startup Education) - dựa trên 3 nền tảng chính: Khoa học giáo dục, Khoa học khởi nghiệp và Giáo dục trải nghiệm.

Có thể nói, giai đoạn mở trung tâm luyện thi đại học đã đem đến cho tác giả cơ hội chứng kiến cảnh học trò vất vả vật lộn với những công thức Toán học để vào được đại học mà không có thời gian cho “trường học cuộc đời”. Vì vậy, ông mới nghĩ đến bức tranh tươi đẹp về một nơi mà học trò được yêu thương, được tôn trọng sự khác biệt, được bao dung cho những sai lầm, được học tập trong môi trường thấm đẫm tình yêu thương. 

“Triết lý giáo dục xuyên qua tim” của ông cũng hình thành từ đó. Triết lý này lấy học trò làm trung tâm (thay vì giáo viên, nhà trường hay kiến thức). Thầy cô giáo chỉ cần hiện hữu trong giây phút hiện tại cùng học trò, quan tâm học trò, khiến học trò thấy mình là quan trọng nhất. Khi đó, “Ngôi nhà hạnh phúc - Lớp học hạnh phúc - Ngôi trường hạnh phúc” chính là cái nôi hạnh phúc để học trò chắp cánh bay cao, bay xa.

Ở từng chương sách, tác giả nêu và lý giải cụ thể 7 thói quen giúp các thầy cô hạnh phúc, thịnh vượng và bình an. Đó là nâng tầm trí tuệ, gia tăng giá trị, phụng sự xã hội, suy nghĩ tích cực, quản trị cảm xúc, hành động chính trực và chọn kết quả cuối cùng của cuộc đời.

Mỗi chương sách đều có phần tổng kết những bài học tinh tuý nhất, giúp độc giả dễ dàng nhớ lại những phần nội dung chính mình vừa thưởng thức. Một số bài học đặc sắc có thể kể đến như:

- Chỉ có học tập và giáo dục mới chuyển hóa được cá nhân và xã hội.

- Có một con đường giúp giáo viên không phải “làm nghề tay trái để nuôi nghề tay phải”. Đó chính là con đường khoa học giáo dục “Nâng tầm trí tuệ - gia tăng giá trị - phụng sự xã hội”.

- Mỗi học trò là một thiên tài thông qua hạt giống siêu anh hùng vốn có trong họ.

- Hình ảnh về con người và lối sống của thầy cô cũng chính là "bài học đắt giá" không được dạy nhưng các em học sinh vẫn có thể học và tự rút ra khi tiếp xúc với thầy cô của mình.

- Dạy học không chỉ là một nghĩa vụ mà là một sứ mệnh thiêng liêng mà chúng ta chọn lựa.

- Dạy học bằng tình yêu thương hay dạy học “xuyên qua tim” chính là con đường chúng ta phát triển đúng bản chất, con người và tài năng của học sinh.

- Kiến tạo cộng đồng giáo viên hạnh phúc, thịnh vượng và bình an là nền tảng để phát triển phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả.

Tác giả - ThS. Nguyễn Công Thái sinh năm 1976 tại Đà Lạt - Lâm Đồng, là con cả trong một gia đình bần nông đông anh chị em. Ông từng dành thời gian dài tu tập trước khi cống hiến sự nghiệp cho giáo dục. Hiện tại, ông là nhà sáng lập và điều hành Startup Education – đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học, công nghệ trong giáo dục và khởi nghiệp thông qua các hệ thống, triết lý, quy trình, mô hình vận hành thuận theo quy luật tự nhiên. Ông đồng thời cũng là nhà đào tạo và truyền cảm hứng, đặc biệt là về triết lý giáo dục mình theo đuổi.

Mua sách Hành trình trở thành người giáo viên Hạnh phúc - Thịnh vượng - Bình an đồng nghĩa với việc độc giả góp một phần tiền vào dự án “Ủng hộ giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo” do Startup Education khởi xướng và thực hiện.

Độc giả có thể gửi thư giới thiệu các hoàn cảnh giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo cần hỗ trợ bằng cách gửi thông tin về địa chỉ email hoamattroise@gmail.com.

Hành trình trở thành người giáo viên Hạnh phúc - Thịnh vượng - Bình an phiên bản số, với hai hình thức thể hiện là bản đọc và bản nghe, hiện được lưu trữ tại Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC (djc.vn)

Khi đăng ký tài khoản Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC tại đây, bạn có cơ hội được: 

  • Bình luận, đóng góp ý kiến và giao lưu cùng tác giả.
  • Sở hữu ngay báo cáo quản trị cá nhân và blog riêng.
  • Truy cập không giới hạn sách, truyện, tài liệu học tập và giải trí thú vị, đa dạng, đa lĩnh vực.

Thông tin về Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC:

  1. Link Web djc.vn
  2. Link Tải App iOS 
  3. Link Tải App Android
  4. Profile HBank
  5. Giải thưởng Brand Review Award

☎️ Hotline: 0369 049 868 | 0335 609 868 

💌 Email: info@djc.vn